Cô giáo bán bò mua thuyền, suốt 20 năm làm “người lái đò Sông Đà” chở học sinh tới trường

0
2429

Xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Chính vì vậy, con đường tới trường của các em học sinh nơi đây cũng khó khăn,  hơn bao giờ hết khi phải trèo đèo, lội suối, qua sông. Bάo VᥒExҏɾᥱss ᵭưɑ tιᥒ, cô Bích Nụ là người ròng rã gần 20 năm chèo thuyền đưa các em nhỏ qua sông tới trường.

Con thuyền này có được cũng chẳng dễ dàng gì. Sau khi lập gia đình, cô đã bàn với chồng về việc bỏ thêm số tiền lớn nâng cấp thuyền, chở các em học sinh tới trường được ɑᥒ toὰᥒ hơn. Sau khi bán 2 con bò được 15 triệu đồng, cô bỏ thêm tiền túi 1 triệu nữa mới đủ đóng chiếc thuyền có gắn khung động cơ. Đến khi số lượng học sinh ngày càng lớn dần, cô mới đổi cho ông bà ngoại lấy chiếc thuyền khác to hơn mới tiện chở các em.

Con đường tới trường của nhiều em nhỏ không dễ dàng.

Đều đặn, hàng ngày đúng 5h30, cô Bích Nụ lại xuống thuyền đi làm và lúc này đã có rất nhiều học sinh mang cặp, xách lồng cơm đợi sẵn. Lũ trẻ khi trông thấy cô, như một thói quen liền cất tiếng chào sau đó mặc áo phao xuống thuyền đến lớp. Để đến điểm trường chính ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, cô Nụ cùng các trò phải lênh đênh trên sông Đà khoảng 30 phút. Chưa hết, họ phải leo ngược dốc thêm 30 phút nữa mới tới điểm trường.

Nhớ tới khoảng thời gian hàng chục năm làm người chèo thuyền thở các em tới trường, cô Nụ không khỏi xót xa nhưng gương mặt lại ánh lên sự vui mừng. Vì các con vẫn chăm chỉ học tập. Điều cô sợ nhất trên quãng đường đó là những ngày trời mưa gió, tầm nhìn hạn chế. Lúc đó cô trò phải thật sự tập trung cao độ để cắt sóng, xử lý sao cho sóng không dạt vào khiến các em bị ướt. Nhiều hôm khi lên tới bờ, cô trò đều bị ướt nửa người.

Dù cuộc sống vất vả là vậy nhưng cô vui vì giúp được các em đi tìm con chữ. Đồng thời, gia đình cũng luôn ủng hộ cô Nụ bám trường suốt hàng chục năm qua. Cô chia sẻ: “Tôi đi làm không phải chỉ vì đồng lương, mà còn vì trách nhiệm với cộng đồng và tình yêu nghề. Ít ra, tôi cũng được đi học, có kiến thức nên muốn cống hiến cho quê hương”.

Cũng như cô Nụ, rất nhiều thầy cô giáo khác từ miền xuôi lên vùng núi đã sẵn sàng gắn bó cả cuộc đời, mang lại con chữ cho học sinh. Gắn bó đủ lâu, điều khiến họ lưu lại đây chẳng phải để có công việc ổn định hay đi làm vì đồng tiền mà trên tất cả là mong muốn cống hiến, đưa con chữ tới gần các em hơn.

Công việc dạy học vùng cao vất vả là vậy nhưng thầy cô nơi đây chưa bao giờ vơi đi tinh thần, sự cố gắng hay nhiệt huyết. Cống hiến của họ khiến nhiều người nhìn vào phải ngưỡng mộ.

 

LEAVE A REPLY